WWW.SENSORS.VN
  • 0129.Jan.2016
    Friday
    02

    SENSORS VIỆT NAM- CẢM BIẾN & ĐIỀU KHIỂN

    CẢM BIẾN, CẢM BIẾN CHÊNH ÁP, CẢM BIẾN NHIỆT ĐỘ, CẢM BIẾN NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẨM, CẢM BIẾN ÁP SUẤT, CẢM BIẾN KHÍ CO, CẢM BIẾN KHÍ CO2, CẢM BIẾN KHÓI, CẢM BIẾN TIỆM CẬN, CẢM BIẾN ĐIỆN DUNG, CÔNG TẮC ÁP SUẤT, ĐÈN BÁO ĐỘNG, ĐÈN THÁP Xem
  • 0201.Feb.2016
    Monday
    03

    GIAO THỨC ETHERNET

    Không nên lấy cấu trúc mạng văn phòng dùng cho nhà máy, nhưng cần trang bị cho nhà máy kiến trúc mạng Ethernet. Cấu trúc của mạng Ethernet văn phòng được xây dựng dựa trên các sản phẩm thương mại hóa được sử dụng trong môi trường nhiệt độ điều hòa ổn định Xem
  • 0303.Feb.2016
    Wednesday
    04

    SENSORS VIỆT NAM- CUNG CẤP GIẢI PHÁP GIÁM SÁT HỆ THỐNG TURBINE GIÓ

    Sensors Việt Nam cung cấp Giải pháp "SSVN-MONITORING SOLUTIONS" tích hợp của Cộng hòa Liên bang Đức chuyên dùng cho mục đích giám sát tạm thời hoặc vĩnh viễn do lão hóa vật chất và ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài (thời tiết, tải trọng cơ học). Đặc biệt dùng cho giám sát Cầu cảng, Cầu treo và… Xem
  • 0431.Jan.2016
    Sunday
    05

    PHÂN LOẠI VAN ĐIỆN TỪ (SOLENOID VALVE)

    Van điện từ hay còn gọi là solenoid vavle là loại van chặn đóng mở nhờ lực của cuộn dây điện từ. Van điện từ là một thiết bị thừa hành. Tùy theo cấu tạo, van điện từ có thể là van chặn (loại 1 ngả) hoặc van chuyển dòng (nhiều ngả)..... Xem
  • 0501.Feb.2016
    Monday
    06

    SENSORS VIỆT NAM- CHUYÊN PHÂN PHỐI VALVE ĐIỆN TỪ

    Sensors Việt Nam - Chuyên phân phối và cung cấp các dòng sản phẩm chính hãng về van điện từ hai cửa, ba cửa, 4 cửa, 5 cửa từ nhà sản xuất EU/G7/Korea/Taiwan đảm bảo uy tín và chất lượng sản phẩm với giá thành cạnh tranh và tư vấn theo yêu cầu khách hàng. Van điện từ có các… Xem
  • 0601.Feb.2016
    Monday
    07

    SENSORS VIETNAM- CHUYÊN PHÂN PHỐI CẢM BIẾN MÀU ASTECH - GERMANY

    Sensors Việt Nam chuyên phân phối dòng cảm biến màu-xuất xứ từ Đức cho chất lượng tốt nhất, phù hợp với yêu cầu sử dụng trong công nghiệp, sản phẩm bảo hành 2 năm chính hãng. Tư vấn và dùng thử sản phẩm theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Xem
  • 0701.Feb.2016
    Monday
    08

    SENSORS VIỆT NAM- CUNG CẤP DỊCH VỤ HÒA ĐỒNG BỘ MÁY PHÁT ĐIỆN

    Sensors Việt Nam chuyên cung cấp dịch vụ hòa đồng bộ Hai hoặc nhiều máy làm việc song song: - Hòa đồng bộ 2 máy phát, Hòa đồng bộ 3 máy phát, Hòa đồng bộ 4 máy phát, Hòa đồng bộ 5 máy phát. - Giải pháp hòa 2 máy điện, Giải pháp hòa 3 máy điện, Giải pháp hòa… Xem
  • 0803.Feb.2016
    Wednesday
    09

    SENSORS VIỆT NAM- PHÂN PHỐI ĐỒNG HỒ ÁP SUẤT ATLANTIC- TAIWAN

    Sensors Việt Nam- Chuyên cung cấp đồng hồ đo áp suất điện tử Atlantic (Digital Pressure Gauge) đáp ứng như cầu khách hàng. Sản phẩm và thương hiệu được chúng tôi lựa chọn trước khi cung cấp cho khách hàng. Xem
  • 0903.Feb.2016
    Wednesday
    9

    SENSORS VIỆT NAM- CHUYÊN PHÂN PHỐI ĐỒNG HỒ ÁP SUẤT

    Chuyên cung cấp đồng hồ đo áp suất, đồng hồ áp suất chất lượng xuất xứ từ Germany/Korea/USA/Asia đáp ứng như cầu khách hàng. Sản phẩm và thượng hiệu được chúng tôi lựa chọn trước khi cung cấp cho khách hàng Xem
  • 1003.Feb.2016
    Wednesday
    10

    SENSORS VIỆT NAM- CHUYÊN PHÂN PHỐI ĐỒNG HỒ ÁP SUẤT MÀNG

    Sensors Vietnam- Chuyên Phân Phối Đồng Hồ Áp Suất Màng (Diaphragm Pressure Gauge) với tất cà các dải đo phổ biến trong công nghiệp Khi lắp hệ thống đồng hồ đo áp suất màng vào hệ thống cần đo, áp lực trong môi trường đó tác động trực tiếp lên màng, từ màng tác động lên dịch truyền lực, tác… Xem

DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG

www.sensors.vn

Admin@sensors.vn

www.cambien.com.vn

Ngày 21/Feb/2016 lúc 10:41 AM - Xem: 19058



Nguyên lý đo mức ở trong bài viết này chúng ta coi độ đậm đặc của khí ở khoảng trống trong bình là không đáng kể so với độ đậm đặc của chất lưu cần đo. Ngoài ra, cũng coi chất lưu cần đo trong bình chứa chỉ là một loại duy nhất, bất biến. Một số trong những công nghệ đo mức có thể dùng để đo đa mức, trong đó có 2 hay nhiều loại chất lỏng khác nhau trong cùng một bình chứa.

- Phao: Phao có nguyên lý làm việc rất đơn giản. Phao là một vật nổi đặt trên mặt nước do trọng lực của chất lỏng và không khí phía trên tác động. Để theo dõi mức độ dao động của chất lỏng, ta gắn một thiết bị cơ khí với phao. Những hệ thống phao đầu tiên sử dụng các thiết bị cơ khí như dây cáp, thước dây, ròng rọc và bánh răng để theo dõi mức dao động của chất lỏng. Những kiểu đo này cho độ chính xác không cao. Ngày nay, một loại phao phổ dụng đó là phao từ. Những bộ phát tín hiệu mức đầu tiên đi kèm với phao là những thiết bị cho tín hiệu tương tự hoặc rời rạc sử dụng một mạng thiết bị điện trở và bộ chuyển mạch nhiều lưỡi gà. Do cho giá trị đo rời rạc, nên giá trị đo giữa các bước tín hiệu bị bỏ qua.

- Thiết bị thủy tĩnh: ống thủy, phương pháp đo bằng bong bóng và bộ phát tín hiệu áp suất vi sai đều được gọi là thiết bị đo thủy tĩnh. Ống thủy hoạt động dựa trên định luật ác-si-mét. Như trong hình 2 ta thấy, ống thủy được nhúng trong chất lưu. Chất lưu trong ống thủy đậm đặc hơn ở ngoài bình chứa. Khi chất lưu trong bình chứa dâng thì chất lưu trong ống thủy cũng dâng tương ứng. Mức chất lưu trong ống thủy thay đổi sẽ tạo ra một áp lực, và một bộ chuyển đổi nối với bộ phát tín hiệu làm nhiệm vụ kiểm soát sự thay đổi áp lực đó. Qua đó ta biết được sự thay đổi mức chất lưu trong bình chứa.

- Cảm biến mức kiểu bong bóng: Cảm biến này có 1 ống dẫn khí xuống đáy bình chứa để tạo bong bóng. Khi khí được dẫn vào, áp suất trong ống sẽ tăng cho đến khi thắng được áp suất của chất lỏng trong bình. Một bộ chuyển đổi được nối với ống dẫn khí để giám sát sự tăng áp trong ống. Từ áp suất đo được sẽ tính ra mức chất lỏng trong bình chứa.

- Cảm biến áp suất vi sai: Cảm biến này dùng đo mức bằng cách đo độ chênh lệch áp suất tổng ở đáy bình chứa và áp suất tĩnh hay còn gọi là áp suất của khoảng không khí trong bình chứa để tính ra mức của chất lỏng. Loại cảm biến này lấy không khí bên ngoài làm tham chiếu. Như nguyên lý này, trên nóc bình chứa có một lỗ thông khí nhằm cân bằng không khí trong bình chứa và không khí môi trường bên ngoài. Không giống như cảm biến đo mức bằng bong bóng khí, cảm biến áp suất vi sai có thể sử dụng trong môi trường nén áp.

- Loadcell (cầu điện trở đo áp lực): Loadcell hay thước đo độ biến dạng/cầu điện trở đo áp lực là một loại giá đỡ cơ khí được trang bị một hay nhiều cảm biến đo độ lệch/nghiêng của giá đỡ. Khi lực tác động vào loadcell thay đổi làm cho giá đỡ cũng thay đổi theo và tạo ra tín hiệu đầu ra tương ứng. Các loadcell được thiết kế phù hợp với mọi kích cỡ thiết bị (từ thiết bị nhỏ có trọng lượng vài gam đến thiết bị có trong lượng tính bằng tấn).

- Loadcell đo mức bằng cách chuyển đổi trọng lực của chất lỏng tác động nên nó thành tín hiệu có thể đọc được. Khi mức chất lỏng trong bình chứa tăng, thì lực tác động lên loadcell cũng tăng và ngược lại. Lợi thế của loadcell là đo không tiếp xúc với chất lỏng nên nó được sử dụng rộng rãi trong nhiều ứng dụng khác nhau, nhưng nhược điểm của nó là giá thành cao và tính năng bị giảm nhanh chóng theo thời gian.

- Thước đo mức từ tính: Thước đo mức từ tính được lấy làm vật thay thế cho phương pháp đo bằng bình trong suốt. Thước đo từ tính có nguyên lý đo giống như phao, nhưng có điểm khác là chúng xác định mức bằng từ tính. Một chiếc phao từ tính đặt trong ống phụ gắn thông 2 đầu với bình chứa. Do vậy, khi mức chất lỏng trong bình chứa tăng thì mức chất lỏng trong ống phụ cũng sẽ tăng tương ứng hoặc ngược lại. Và phao từ tính trong ống phụ cũng dâng lên hoặc hạ xuống tương ứng theo mức chất lỏng trong ống phụ. Một con thoi/màn hình hiển thị chuyển động theo phao từ tính, do vậy ta xác định được mức chất lỏng. Thước đo từ tính chỉ hoạt động được khi ống phụ được làm bằng vật liệu không hấp thụ từ tính. Thước đo từ tính có thể được sử dụng ở những nơi có nhiệt độ, áp suất cao, hay trong những chất lỏng ăn mòn.

- Cảm biến đo mức bằng điện dung: Cảm biến mức điện dung (hình 6) hoạt động dựa trên sự khác biệt hằng số điện môi giữa chất lưu và không khí. Điều kiện cần thiết để áp dụng phương pháp này là hằng số điện môi của chất lưu phải lớn hơn hằng số điện môi của không khí, thường là gấp đôi. Hằng số điện môi của không khí là khoảng 1.0; dầu có hằng số điện môi từ 1,8 đến 5; nước có hằng số điện môi ở giữa khoảng 50 đến 80. Khi mức chất lưu thay đổi thì hằng số điện môi cũng thay đổi tương ứng. Một loại tụ điện được gọi là cầu điện dung đo toàn bộ điện dung và cho tín hiệu đo liên tục.

- Những công nghệ mới nổi

Có lẽ sự khác biệt lớn nhất giữa công nghệ đo mức tín hiệu liên tục trước đây và bây giờ đó là thời gian cho kết quả tín hiệu đo. Những thiết bị đo mới được trang bị công nghệ hiện đại ngày nay cho kết quả đo bằng cách đo khoảng cách giữa chất lưu và điểm đặt cảm biến hoặc bộ truyền tín hiệu tại nóc bình chứa. Những thiết bị này phát ra một sóng xung xuyên qua lớp không khí hoặc chất dẫn trong bình, gặp bề mặt chất lưu và dội ngược trở lại cảm biến. Một mạch điện định thời trong cảm biến đo tổng thời gian sóng xung phải di chuyển, chia đôi, và sau đó tính ra mức của chất lưu. Những công nghệ mới đã qua thử nghiệm và được chấp nhận rộng rãi là sóng siêu âm, sóng vi ba (ra-đa) và ánh sáng.

- Cảm biến mức từ giảo: Từ giảo là công nghệ đã qua thực tế kiểm nghiệm và được công nhận là phương pháp đọc vị trí phao có độ chính xác cao. Không giống như thiết bị cơ khí, bộ truyền tín hiệu từ giảo lấy tốc độ của dạng sóng xoắn chạy dọc theo dây dẫn để phát hiện ra vị trí của phao. Trong cấu trúc của một cảm biến mức từ giảo, một chiếc phao có gắn các thanh nam châm vĩnh cửu. Dây cảm biến được nối với một cảm biến màng gốm áp điện, ống dẫn của cảm biến chạy xuyên qua lỗ của phao. Để xác định vị trí của phao, bộ truyền tín hiệu phát đi một xung điện ngắn dọc theo dây cảm biến tạo nên một môi trường điện từ bao quanh chiều dài dây dẫn. Đồng thời mạch điện định thời cũng được kích hoạt cùng lúc. Từ trường của dây dẫn ngay lập tức tương tác với từ trường do nam châm gắn trên phao sinh ra. Kết quả là một lực xoắn được sinh ra dọc theo dây dẫn. Lực này bị dội ngược trở lại cảm biến màng gốm áp điện. Khi cảm biến cảm nhận được lực này, sẽ sinh ra một tín hiệu điện dừng hoạt động của mạch điện định thời. Mạch điện định thời đo khoảng thời gian từ lúc phát tín hiệu xung điện cho tới lúc cảm biến nhận được tín hiệu phản hồi. Từ những thông tin thu được, vị trí của phao được xác định chính xác và được hiển thị dưới dạng tín hiệu mức. Lợi ích của công nghệ này là tốc độ tín hiệu xác định được và bất biến trong những ứng dụng đo như nhiệt độ và áp suất. Ngoài ra, tín hiệu của công nghệ này không bị ảnh hưởng bởi bọt bong bóng, các chùm tia sáng hay âm thanh. Một lợi ích khác là chỉ có phao là thiết bị duy nhất phải chuyển động tương ứng với bề mặt chất lưu.

- Cảm biến mức sóng siêu âm: Có nguyên lý đo gần giống như cảm biến từ giảo, cảm biến mức sóng siêu âm xác định mức bằng cách đo khoảng thời gian từ lúc truyền sóng tới lúc nhận được sóng phản hồi. Khác với cảm biến từ giảo, cảm biến mức sóng siêu âm sử dụng sóng ở dải tần số 10 KHz. Tốc độ truyền của sóng (340m/giây trong không khí ở 15 độ C) phụ thuộc vào loại khí và nhiệt độ của khí bên trong bình chứa.

Cảm biến mức tia laser: được thiết kế đo dòng chất rắn, dung dịch đục như dầu nhớt, sữa... cảm biến mức tia laser có nguyên lý hoạt động đơn giản, tương tự nguyên lý hoạt động của cảm biến đo mức sóng siêu âm. Nhưng thay vì dùng tốc độ của âm thanh để xác định mức chất lưu, loại cảm biến này dùng tốc độ của ánh sáng để xác định mức .Cảm biến laer được đặt trên nóc bình chứa phát một tia laser xuống bề mặt chất lưu. Tia này bị dội ngược lại tới bộ phát hiện của cảm biến. Mạch điện định thời đo thời gian đi của tia sáng và tính toán ra mức của chất lưu. Lợi thế của tia laser là không bị phân tán, không bị ảnh hưởng bởi âm thanh và được truyền thẳng qua không khí.

Phương pháp đo bằng tia laser có độ chính xác cao, ngay cả trong điều kiện môi trường hơi nước hay bọt bóng, và có khoảng cách đo lên đến 450m. Đây là phương pháp lý tưởng trong những bình chứa có nhiều vật cản. Đối với những ứng dụng có áp suất và nhiệt độ cao như trong lò phản ứng hạt nhân thì laser là phương pháp lựa chọn hàng đầu.

- Cảm biến mức rađa: Cảm biến mức rađa sử dụng ăng ten đặt trên nóc bình chứa phát ra những chùm sóng viba xuống bề mặt chất lưu, và mạch điện định thời làm nhiệm vụ tính toán khoảng cách từ đầu ăng ten tới bề mặt chất lưu dựa vào thời gian di chuyển của sóng viba từ lúc phát đi tới lúc nhận được. ở phương pháp này, nếu hằng số điện môi của chất lưu thấp có thể ảnh hưởng tới chất lượng của kết quả đo, vì lượng năng lượng sóng phản hồi phụ thuộc vào hằng số điện môi của chất lưu. Nếu hằng số điện môi thấp, sóng viba (rađa) sẽ bị hấp thụ vào dung dịch hoặc đi xuyên qua.

Sóng viba (rađa) cũng bị phân tán giống như sóng siêu âm trong cảm biến sóng siêu âm. Thành bình chứa, cặn bám vào ăng ten, hay các vật cản cũng có thể gây ra tín hiệu sai lệch cho cảm biến. Để khắc phục nhược điểm này, những thuật toán phức tạp sử dụng logic mờ được tích hợp cho bộ phát tín hiệu. Nhưng nếu như vậy lại xảy ra một khó khăn khác đó là việc lập trình trở nên phức tạp và phải thay đổi theo từng môi trường.

Một giải pháp được coi là câu trả lời cho những khó khăn trên đó là một loại cảm biến rađa dẫn sóng. Một ống dẫn sóng làm bằng vật liệu cứng hay một dây ăng ten làm thiết bị dẫn sóng viba từ nóc bình chứa xuống bề mặt chất lưu và đưa tín hiệu về bộ nhận. Phương pháp này tỏ ra hiệu quả hơn nhiều so với phương pháp trước. Sóng viba không bị ảnh hưởng bởi vật cản, nhiệt độ hay áp suất. Ngoài ra, nó còn linh hoạt trong lắp đặt, có thể lắp đặt theo chiều ngang hay dọc đều được.

Chúng ta vừa điểm qua các cách đo mức từ đơn giản đến hiện đại. Qua đó cho thấy được xu hướng phát triển của cảm biến đo mức. Công nghệ số đang tiếp sức cho cảm biến đo mức nói riêng và cảm biến nói chung, làm cho chúng trở nên thân thiện hơn, dễ lắp đặt hơn và có chi phí thấp hơn. Những giao diện liên lạc tiên tiến giúp truyền tải dữ liệu của cảm biến tới hệ điều khiển và/hoặc hệ thống thông tin tại công ty trở nên đơn giản hơn.

Cảm biến mức ngày này được làm từ nhiều loại vật liệu chịu đựng trong những môi trường khắc nghiệt như dầu, axít, nhiệt độ và áp suất cao. Những vật liệu mới giúp cảm biến mức có thể thâm nhập vào hầu hết mọi ứng dụng.

Xu hướng ngày nay là thay thế những thiết bị cơ khí và áp suất bằng những thiết bị đo khoảng cách tới bề mặt chất lưu bằng phương pháp đo định thời. Cảm biến từ giảo, sóng siêu âm, rađa và laser là những công nghệ đa năng đang tạo nên sự chuyển mình mạnh mẽ trong công nghệ đo mức.

Mọi chi tiết về sản phẩm và giải pháp xin vui lòng liên hệ Sensors Việt Nam qua email: sales@sensors.vn. Chúng tôi sẽ tư vấn loại phù hợp với yêu cầu của Quý khách hàng.


Tin tức xem nhiều

CẢM BIẾN ĐIỆN DUNG… Cảm biến tiệm cận điện dung là gì? Cảm…
PHÂN LOẠI CẢM BIẾN… Cảm biến Quang (Photoelectric Sensors) được ứng dụng rộng…
NGUYÊN LÝ ĐO MỨC… Nguyên lý đo mức dùng để xác định mức…
PHÂN LOẠI VAN ĐIỆN… Van điện từ hay còn gọi là solenoid vavle…
NGUYÊN LÝ ĐO MỨC Nguyên lý đo mức ở trong bài viết này…
CHỈ SỐ ORP LÀ… ORP là chữ viết tắt Oxygen Reducton Potential là…
SENSORS VIỆT NAM- CẢM… CẢM BIẾN, CẢM BIẾN CHÊNH ÁP, CẢM BIẾN NHIỆT…